EDTA trong thủy sản
Ở Việt Nam, nhiều hóa chất được sử dụng để xử lý nước, điều trị bệnh cho thủy sản và cải thiện chất lượng nước trong các trang trại nuôi. Cùng với việc tăng cường quy mô trong những năm gần đây kéo theo việc sử dụng hóa chất cũng gia tăng, đặc biệt là trong nuôi tôm. EDTA là một trong những hóa chất xử lý nước cho ao nuôi khỏe mạnh, để bảo vệ và loại bỏ các chất độc hại từ kim loại nặng (sắt). Làm giảm chất độc của thuốc diệt côn trùng và các dung dịch gây hại trong nước ao.
Tại sao phải loại bỏ kim loại nặng trong nước?
• Sự phát triển không ổn định của sinh vật phù du.
• Tỷ lệ sống sót thấp khi tôm còn nhỏ do các kim loại bám bẩn.
• Mang vàng ở tôm.
• Tích tụ nhiều bùn trong ao.
• Hàm lượng chì cao có thể làm tôm thụ động, chậm lớn.
• Thủy ngân có thể ảnh hưởng đến cơ quan tiêu hóa và miễn dịch tôm.
• Asen có thể dẫn đến tổn thương ngoài vỏ tôm.
EDTA có tác dụng gì
Đó chỉ là một số ảnh hưởng xấu đến tôm của kim loại nặng thường có trong nước. Cho dù ở dạng nguyên tố, vô cơ hay hữu cơ, chúng đều có những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe vật nuôi, đặc biệt đối với tôm cá còn nhỏ. Các tác động có thể tích lũy khi tiếp xúc lâu dài vì cơ thể vật nuôi không thể đào thải kim loại nặng ra ngoài dễ dàng. Do đó, chúng ta cần loại bỏ các kim loại nặng bằng EDTA, tốt nhất là nên bắt đầu từ lúc này để ngăn chặn các tác hại tích lũy. Sử dụng bột EDTA pha vào nước là cách tiếp cận mới để loại bỏ sắt, chì hoặc các chất gây ô nhiễm kim loại nặng khác khỏi nước. Quy trình tiết kiệm năng lượng hơn nhiều so với bất kỳ phương pháp nào khác
Thật sự, chlorine được sử dụng thường xuyên để khử trùng nguồn nước trong các trại nuôi tôm. Nó là một tiêu chuẩn để loại bỏ các sinh vật gây hại. Dạng clo được sử dụng phổ biến nhất là canxi dạng bột hypoclorit (hàm lượng clo hoạt tính 70%) như aquatick, aquafit. Nhưng có một số kim loại clo không thể khử hoàn toàn được, lúc này bạn phải cần dùng đến EDTA (ethylenediaminetetraacetic acid). EDTA 2Na là một sản phẩm ưu việt giúp khử các kim loại nặng, điều chỉnh độ kiềm và hạ phèn trong ao. Nó giúp kích thích quá trình thay vỏ của tôm & làm mềm nước, hỗ trợ tôm tăng trưởng, tăng tỷ lệ sống và năng suất.
Bên cạnh đó EDTA còn khá nhiều công dụng như ngăn ngừa và kiểm soát ô nhiễm do amoniac ion hóa, sắt, hydro sulphide, mêtan và sulphurdioxide. Hoạt động hiệu quả trong các hệ thống nuôi trồng thủy sản cả nước ngọt và nước mặn. Chuyển đổi các chất độc hại trong nước ao thành dạng không độc hại và mang lại một môi trường sống trong lành.
EDTA làm thay đổi nhờ khả năng khử ion kim loại. Trong phản ứng giữa ion kim loại và EDTA tạo thành phức chất rất bền. Bởi vì phân tử EDTA chứa sáu ion kim loại nguyên tử cho nên thay thế cho sáu phân tử nước. Điều đó có nghĩa là kết quả là tạo phức nước thành phức kim loại EDTA. Việc loại bỏ kim loại khỏi môi trường là một vấn đề mà các ngành liên quan đến kim loại phải đối mặt. EDTA là chất tạo chelating tuyệt vời và chi phí thấp, vì vậy nó được sử dụng rộng rãi trong các ứng dụng công nghiệp và nuôi trồng thủy sản.
Sử dụng hóa chất trong thủy sản
Mặc dù hóa chất và thuốc sẽ tiếp tục đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển của ngành nuôi trồng thủy sản Việt Nam. Nhưng chúng phải được sử dụng một cách thận trọng để tránh những tác động xấu gây hủy hoại môi trường và tạo ra các chủng mầm bệnh kháng thuốc. Để giảm thiểu việc sử dụng hóa chất, cần nhấn mạnh thêm vào việc thực hành quản lý tốt cho các hệ thống nuôi trồng thủy sản.
Cho dù là hệ thống thâm canh, bán thâm canh, bán kín hoặc khép kín. Người nông dân đều muốn đạt năng suất tối đa, nhưng ít người muốn tăng chi phí mua hóa chất. Với thực tế nuôi hiện nay, việc sử dụng một số hóa chất là phổ biến; nhưng người nông dân phải thận trọng vì họ sản xuất thực phẩm cho con người ăn uống. Việc sử dụng hóa chất tác động chỉ được áp dụng như một biện pháp cuối cùng. Để thành công trong nuôi trồng thủy sản, các hóa chất phải được sử dụng một cách thận trọng và có trách nhiệm.
Nhận xét
Đăng nhận xét