Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 4, 2022

Oxy già trong nuôi tôm

  Oxy già trong nuôi tôm Hydrogen peroxide H2O2 thủy sản Hầu hết những người nuôi tôm trong các ao nước ngọt hay nước mặn một lúc nào đó sẽ gặp phải những đám tảo gây phiền toái. Nó đe dọa đến sức khỏe và chất lượng của tôm. Chưa hết, mối quan tâm đặc biệt là vi khuẩn vì tảo tạo ra độc tố, cũng như các hợp chất (ví dụ geosmin và 2-metyl isoborneol) gây ra mùi vị khó chịu ở tôm cá. Các chất độc chính là microcystins có thể tích tụ trong thịt tôm cá, gây lo ngại về an toàn vì chúng có thể truyền sang người tiêu thụ. Tảo gây ra thiệt hại kinh tế nghiêm trọng cho người nuôi do chi phí và làm mất thời gian làm sạch tôm cá trước khi thu hoạch. Tiêu diệt tảo trong ao không hề đơn giản, nó gây ra ba vấn đề. Thứ nhất, nếu không có các sinh vật chính để loại bỏ nitơ hòa tan, nồng độ amoniac và nitrit sau đó có thể tăng đột biến. Thứ hai, tảo chết sẽ làm tăng nhu cầu oxy sinh học, nó hút hết oxy ra khỏi nước. Thứ ba, một lượng lớn microcystins sẽ được giải phóng khi vi khuẩn lam chết và sau đó đư

Chlorine Aquafit Thành phần chlorine aquafit

  Chlorine Aquafit Thành phần chlorine aquafit Canxi hypoclorit (calcium hypochlorite) là một hợp chất vô cơ có công thức Ca(ClO)2. Nó là thành phần hoạt động chính của các sản phẩm thương mại được gọi là bột tẩy trắng, bột clo, hoặc vôi clo. Calcium hypochlorite là một chất rắn màu trắng, mặc dù có nhiều mẫu thương mại màu vàng. Cũng là thành phần chính của  Aquafit  được sử dụng để xử lý nước và làm chất tẩy trắng. Hợp chất này tương đối ổn định và có lượng clo khả dụng lớn hơn natri hypoclorit (chất tẩy lỏng).  Aquafit  có mùi nồng của clo, do nó phân hủy chậm trong không khí ẩm. Dễ hòa tan trong nước, aquafit có kết cấu xốp mịn như hình bên dưới: Chlorine aquafit  sử dụng trong các ao nuôi của trang trại thủy sản thương phẩm. Bao gồm nhân giống, nuôi cá, nhuyễn thể, trai, sò, tôm, cua và các động vật giáp xác. Công dụng của aquafit trong nuôi trồng thủy sản:  • Kiểm soát tải lượng sinh học và giảm lượng nước thải ra từ các cơ sở xử lý. • Làm sạch và loại bỏ tất cả các thành phần ti

Mật rỉ đường là gì

  Mật rỉ đường là gì Mật rỉ đường là sản phẩm phụ của ngành sản xuất đường, nó có màu nâu sẫm, dạng siro đặc được tạo ra trong quá trình chiết xuất đường từ mía hay củ cải đường. Thành phần của  mật rỉ đường  sucrose, glucose và fructose. Gồm 22% nước, 75% carbohydrate và một lượng nhỏ vitamin/khoáng chất như mangan, magiê, sắt, kali và canxi. Nó có vị ngọt gần giống như mật mía nấu ăn nhưng chất lượng sẽ thấp hơn mật mía, vì mật rỉ đường thu được dưới dạng bã thải. Cách tạo ra mật rỉ đường 1. Thông thường cây mía được thu hoạch xong sẽ tước lá. Ép mía thành nước, sau đó khuếch tán và đun sôi cho đến khi nước mía bay hơi còn lại siro. Chất này được đưa vào máy ly tâm để tách các tinh thể đường thô ra khỏi sirô, phần còn lại là mật đường. Kết quả của việc đun sôi và lọc các tinh thể đường đầu tiên này được gọi là mật đường (mật mía). Chúng thường được dùng cho nấu ăn như làm bánh nướng, nước xốt và siro nhờ có hàm lượng đường cao nhất. 2. Mật đường lần 1 sẽ tiếp tục đun sôi lần thứ hai

Khoáng nuôi tôm

  Khoáng nuôi tôm Tôm là động vật giáp xác, một trong những sinh vật thủy sinh có tiềm năng kinh tế lớn. Nó góp phần thúc đẩy ngành nuôi trồng thủy sản phát triển vượt bậc. Công thức cho tôm ăn là một thách thức đối với người nuôi trồng thủy sản. Hầu hết chúng ta thường chọn những loại thức ăn ít thành phần nhằm giảm áp lực chi phí, mặc dù biết tôm rất cần đầy đủ dinh dưỡng. Thức ăn được xác định là khoản tốn kém nhất trong tổng chi phí khi nuôi tôm. Cung cấp dinh dưỡng cho tôm với chi phí tối thiểu, có thể giúp người nuôi tiết kiệm thời gian nuôi và tăng lợi nhuận. Bài viết này  Aquavet  sẽ phân tích tiềm năng của  khoáng nuôi tôm  Rotamin cũng như kỹ thuật cho tôm ăn theo công thức chuyên biệt. Tôm cần nguồn dinh dưỡng để phát triển khỏe mạnh. Chất dinh dưỡng của tôm thay đổi ở mỗi giai đoạn chu kỳ sống của nó (từ lúc ấu trùng, tôm giống và tôm trưởng thành). Do đó,  khoáng cho tôm  phải được bổ sung theo công thức cụ thể cho các giai đoạn khác nhau trong cuộc đời của nó. Tôm giống đ

Sử dụng than hoạt tính trong nuôi tôm

  Than hoạt tính trong nuôi tôm Than hoạt tính hay còn gọi activated carbon là vật liệu dùng để lọc nước ao nuôi bằng phương pháp hóa học. Thuật ngữ “lọc nước” đề cập đến việc trung hòa hiệu quả các tạp chất có hại mà không thể loại bỏ được bằng phương tiện lọc cơ học hoặc sinh học thông thường. Than hoạt tính có thể được coi là một lớp lọc khác, biến quy trình 2 giai đoạn (sinh học & cơ học) thông thường thành quy trình lọc 3 giai đoạn mở rộng. Phương pháp lọc bằng than hoạt tính ngày càng được ưa chuộng trong những năm gần đây, đặc biệt là với các chủ ao nuôi thả tôm cá. Nó có thể loại bỏ hiệu quả một loạt các chất ô nhiễm hữu cơ và hóa chất, làm cho  activated carbon  trở thành lựa chọn tuyệt vời để cải thiện độ trong và tinh khiết của nước. Một số hóa chất phổ biến mà than hoạt tính được sử dụng để loại bỏ là: Tannin (chất ô nhiễm màu hữu cơ),  chlorine , thuốc trừ sâu & thuốc diệt côn trùng, dư lượng algaecide, pheromone cá,...Đây là hầu hết các chất ô nhiễm hữu cơ mà phươ

Cách sử dụng chlorine an toàn cho hồ bơi

  Chlorine cho hồ bơi Vì sao dùng clo cho bể bơi Hầu hết mọi người sẽ không muốn bơi trong một ao nước đầy vi trùng. Nước không được diệt khuẩn có thể khiến người tắm bị tiêu chảy, nhiễm trùng da, lây lan nấm và các dịch bệnh. Theo trung tâm kiểm soát và phòng ngừa bệnh tật Hoa Kỳ (CDC), sử dụng clo là tuyến phòng thủ đầu tiên để tiêu diệt vi trùng. Cho dù bạn chọn các sản phẩm hóa học hay thiết bị để làm sạch hồ bơi của mình, cũng cần phải thêm clo để khử trùng và ngăn vi sinh vật gây bệnh sinh sôi. Các nhà khoa học Bỉ cũng ủng hộ việc khử trùng hồ bơi, nói rằng clo là chất khử trùng tốt và phổ biến nhất hiện nay. Họ chưa tìm thấy chất thay thế nào cho clo để cung cấp giải pháp thích hợp khử trùng hồ bơi. Vậy làm thế nào để chúng ta biết rằng sử dụng  hóa chất khử trùng bể bơi  một cách an toàn? Clo là nguyên tố hóa học có trong tự nhiên và là một trong những thành phần cơ bản của vật chất. Clo được sản xuất từ ​​muối thông thường, bằng cách cho dòng điện chạy qua dung dịch nước muối

Cách sát trùng chuồng trại chăn nuôi

  Cách sát trùng chuồng trại chăn nuôi Bạn rất tự hào về trang trại chăn nuôi của mình, dù chúng ta nuôi bò, gà, heo, ngựa, dê hay bất kỳ gia súc - gia cầm nào thì cũng phải cố gắng hết sức để giữ cho chuồng trại sạch sẽ, gọn gàng và diệt khuẩn. Các phương pháp vệ sinh an toàn sinh học sẽ ngăn ngừa chúng không bị nhiễm trùng hoặc bệnh tật. Tuy nhiên, ngay cả khi được chăm sóc tốt nhất các mầm bệnh vẫn có khả năng lọt qua. Chắc chắn bạn đã biết làm sạch và khử trùng các bề mặt tiếp xúc giúp ngăn ngừa dịch bệnh lây lan, nhưng cách tốt nhất để làm điều đó là gì? Trong những trường hợp như vậy, chúng ta cần phải thực hiện các biện pháp phòng ngừa bổ sung để hạn chế nguy cơ lây nhiễm cho đàn gia súc của mình. Điều này bao gồm làm sạch và khử trùng kỹ lưỡng các cấu trúc, khu vực, thiết bị cụ thể trong trang trại. Nên bắt đầu từ đâu? Chuồng trại là nơi chứa tự nhiên cho các sinh vật lây nhiễm. Bên trong vật nuôi, người và thiết bị giao nhau hàng ngày. Tất cả đều là nơi trung gian có khả năng

Astaxanthin cho tôm

  Astaxanthin cho tôm Chất tạo màu cho tôm Bạn đã bao giờ tự hỏi liệu những loại thức ăn cho tôm có tác dụng làm tăng màu sắc thực sự hiệu quả không? Câu trả lời đơn giản, ngắn gọn là "chắc chắn". Thông thường màu sắc của tôm được xác định bởi ba yếu tố: • Di truyền: thừa hưởng vật chất di truyền để hiển thị một số màu nhất định. • Hệ thần kinh và các yếu tố tuyến: màu sắc phụ thuộc vào tâm trạng và sức khỏe chung của tôm cá. Ví dụ một con tôm bị bệnh có thể ít màu sắc hơn một con khỏe mạnh. Con đực cũng có thể phát triển màu sắc mạnh mẽ để thu hút con cái. • Chế độ ăn uống: chất dinh dưỡng và các hợp chất hóa học mà tôm ăn, ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến màu sắc. Sau khi cung cấp các điều kiện tối ưu, cơ hội tiếp theo của người nuôi điều chỉnh màu sắc của tôm là đưa chất tạo màu vào chế độ ăn của chúng. Các chất ảnh hưởng đến màu sắc của tôm/cá nhiều nhất là carotenoid. Nó là các hợp chất được sản xuất bởi thực vật, tảo và một số loại nấm. Carotenoid tích tụ trong mô

EDTA trong thủy sản có vai trò gì

  EDTA trong thủy sản Ở Việt Nam, nhiều hóa chất được sử dụng để xử lý nước, điều trị bệnh cho thủy sản và cải thiện chất lượng nước trong các trang trại nuôi. Cùng với việc tăng cường quy mô trong những năm gần đây kéo theo việc sử dụng hóa chất cũng gia tăng, đặc biệt là trong nuôi tôm.  EDTA  là một trong những hóa chất xử lý nước cho ao nuôi khỏe mạnh, để bảo vệ và loại bỏ các chất độc hại từ kim loại nặng (sắt). Làm giảm chất độc của thuốc diệt côn trùng và các dung dịch gây hại trong nước ao. Tại sao phải loại bỏ kim loại nặng trong nước? • Sự phát triển không ổn định của sinh vật phù du. • Tỷ lệ sống sót thấp khi tôm còn nhỏ do các kim loại bám bẩn. • Mang vàng ở tôm. • Tích tụ nhiều bùn trong ao. • Hàm lượng chì cao có thể làm tôm thụ động, chậm lớn. • Thủy ngân có thể ảnh hưởng đến cơ quan tiêu hóa và miễn dịch tôm. • Asen có thể dẫn đến tổn thương ngoài vỏ tôm. EDTA có tác dụng gì Đó chỉ là một số ảnh hưởng xấu đến tôm của kim loại nặng thường có trong nước. Cho dù ở dạng ngu