Quản lý chất lượng nước trong nuôi tôm
Đạt được và duy trì chất lượng nước trong suốt quá trình nuôi tôm rất quan trọng cho sự thành công mùa vụ. Những bài viết gần đây, aquavet đã trình bày các loại khoáng nuôi tôm. Trong bài này, aquavet muốn tập trung vào một khía cạnh đặc biệt - chất lượng nước. Nguồn nước chính mà môi trường cơ bản tạo điều kiện thuận lợi cho tôm lớn và phát triển toàn diện. Giảm lượng hóa chất độc hại và tăng nhiều chỉ số trong nước, bí quyết nằm ngay bên dưới:
1. Đảm bảo thông số lý lưởng
Có nhiều thông số khác nhau cho biết nguồn nước trong ao tôm có chuẩn hay không. Hãy đảm bảo rằng chúng nằm trong phạm vi lý tưởng, đó là bước quan trọng để duy trì chất lượng nước tối ưu. Các thông số gồm nhiệt độ, oxy hòa tan, độ mặn, độ kiềm, độ pH, chất rắn có thể lắng, tổng nitơ amoniac - amoniac đơn hóa - nitrit - nitrat, thực vật phù du, độ cứng. Phạm vi lý tưởng cho mỗi thông số có thể khác nhau, tùy thuộc vào vị trí nuôi, thời tiết và cơ sở hạ tầng.
Để duy trì chất lượng nước ở mức lý tưởng cho từng thông số này, rõ ràng chúng ta cần biết các phép đo hiện tại cho từng hạng mục. Việc đo lường thường xuyên trở thành thiết yếu của nỗ lực chung để duy trì chất lượng nước ở tiêu chuẩn cao. Bằng cách đo thường xuyên, bạn có thể xem liệu có bất kỳ khía cạnh nào trong nước làm ảnh hưởng đến tôm hay không.
2. Chú ý tỷ lệ khoáng chất
Khoáng luôn có ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và sự tăng trưởng của tôm. Đủ chất thì tôm mới nhanh lột xác và hình thành lớp vỏ mới được. Thành phần khoáng ở đây gồm tỷ lệ Na (natri) - K (kali) - Mg (magiê) - Ca (canxi). Duy trì 4 chỉ số mức cân bằng theo thông số khuyến nghị Na:K (28:1), Mg:Ca (3,4:1). Trong suốt đợt nuôi tôm, tỷ lệ này sẽ bị thay đổi vì nhiều lý do. Trong trường hợp mất cân bằng tỷ lệ ion, bạn hãy bổ sung bằng các sản phẩm bán sẵn trên thị trường như kali clorua, magie clorua, canxi clorua,....
Nếu như canxi được quan tâm thì magie thường bị bỏ qua khi nuôi tôm. Nó đóng một vai trò quan trọng trong các quá trình hóa học và sinh học ở ao hồ nuôi. Hàm lượng magiê trong nước mặn tự nhiên chỉ đứng sau natri clorua, làm cho nó trở thành một nguyên tố chính thay vì nguyên tố vi lượng. Không chỉ riêng tôm, mà magie cần thiết cho tất cả các sinh vật nhờ chức năng sinh học và rất quan trọng đối với các loài có xương/vỏ.
Rất khó để duy trì mức độ kiềm và canxi lý tưởng trong nước mặn mà không duy trì mức magiê. Nước biển tự nhiên có nồng độ magiê từ 1280-1350 ppm. Nếu nồng độ trong ao tôm thấp, canxi cacbonat sẽ có xu hướng kết tủa gây ra nhiều vấn đề. Tuy nhiên, cách dễ nhất để định lượng & bổ sung magiê là sử dụng magie clorua dạng vảy Ấn Độ.
Hãy nhớ rằng mức magie tiêu chuẩn phải từ 1250 đến 1350 ppm. Nếu bạn gặp bất kỳ vấn đề nào, Aquavet luôn sẵn sàng tư vấn và đưa ra giải pháp bổ sung khoáng chất cho tôm của bạn. Aquavet tự hào giới thiệu các dòng nguyên liệu thủy sản giúp đảm bảo các thông số nước lý tưởng cần thiết cho một môi trường nuôi tôm phát triển khỏe mạnh. Magnesium Chloride Hexahydrate Flakes 47% là magie clorua tinh khiết có sẵn với số lượng lớn thuận tiện để cung cấp cho khách hàng. Một cách tiết kiệm chi phí để nâng cao và duy trì mức magiê thích hợp trong ao hồ nuôi. Magiê đóng một vai trò quan trọng trong việc giúp ổn định sự kết hợp chính xác của các giá trị canxi, kiềm và pH trong đìa ao tôm.
Hướng dẫn & Liều lượng: Không thêm agie Clorua (Magnesium Chloride) trực tiếp vào nước hồ nuôi của bạn. Pha dung dịch theo liều lượng quy định, luôn kiểm tra mức magiê trước khi sử dụng. Không nên tăng mức magie quá 100 ppm mỗi 24 giờ.
Lưu ý: Magie clorua trở nên nóng khi trộn với nước, hãy sử dụng găng tay cao su. Tránh tiếp xúc với mắt, da và quần áo. Rửa tay sau khi xử lý.
Bảo quản: Nơi khô ráo, thoáng mát, đậy kín nắp. Tránh xa tầm tay trẻ em.
3. Phốt pho và độc lực học của tảo
Tảo là một phần thức ăn của tôm, tuy nhiên, không phải tất cả các loại tảo đều tốt - một số có thể tạo ra độc tố. Tảo gây hại phát triển nhanh và lấn át các loài tảo khác. Nổi bật có thể nhắc đến tảo xanh lam, một loại vi khuẩn có khả năng quang hợp. Khi bạn cho tôm ăn, các chất dinh dưỡng như nitơ và phốt pho không được tôm tiêu thụ sẽ nằm trong lớp trầm tích. Chính phốt pho sẽ làm sản lượng tảo tăng lên.
Sau khi tảo chết làm tăng tải trọng hữu cơ và đẩy nồng độ amoniac đến mức độc hại. Chúng cũng sử dụng lượng oxy cao, dẫn đến tình trạng cạn kiệt oxy - nguyên nhân làm tôm yếu và tử vong. Vì vậy, điều quan trọng là phải luôn theo dõi phốt pho và tảo, để đảm bảo rằng chúng trong tầm kiểm soát. Khi bạn thấy số lượng tảo gia tăng, chúng tôi khuyên bạn nên sử dụng đồng sunfat để xử lý.
4. Thay nước
Đổi nguồn nước là một phương pháp hiệu quả về kinh tế để duy trì chất lượng nước tốt. Nó có thể ngăn ngừa sự tích tụ amoniac quá mức và giúp tôm giảm căng thẳng, chẳng hạn như dịch bệnh và thu hoạch. Aquavet khuyên bạn tránh thay nước trước ngày nuôi để duy trì chất lượng nước ổn định và tốt. Lượng nước thay đổi hàng ngày được khuyến nghị từ 10 đến 30%. Tỷ lệ sẽ tăng trong suốt chu kỳ khi lượng thức ăn đầu vào tăng lên. Khi nồng độ amoniac tăng đột biến, nên thay nước để giảm nồng độ amoniac xuống mức an toàn.
Một điều quan trọng cần lưu ý, thay nước tuy có lợi nhưng nó lại làm tăng nguy cơ mầm bệnh xâm nhập vào hệ thống. Chúng tôi luôn khuyên bạn nên sử dụng nước đã qua xử lý trước.
Hãy lên kế hoạch khắc phục sự cố để đảm bảo rằng bạn luôn sẵn sàng hành động cho bất kỳ vấn đề nào có thể xảy ra. Có rất nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng nước theo nhiều cách khác nhau. Mỗi nơi nuôi tôm cần có biện pháp xử lý riêng biệt, nhưng các mẹo này sẽ bao gồm các yếu tố cần thiết của việc quản lý chất lượng nước. Aquavet hy vọng hướng dẫn này có thể giúp người nuôi tôm ở khắp mọi nơi quản lý chất lượng nước thành công.
Nhận xét
Đăng nhận xét