Vôi trong nuôi trồng thủy sản
Sử dụng vôi để cải thiện độ pH và độ kiềm trong ao nuôi trồng thủy sản ngày nay được ứng dụng rộng rãi. Ngoài ra nó còn nhiều ưu điểm khác như khử trùng đáy ao và nước nhằm mục đích tiêu diệt các vi sinh vật không mong muốn, trung gian truyền bệnh. Chúng ta có thể thấy bón vôi có ba lợi ích quan trọng:
- Xử lý đáy ao.
- Ngăn ngừa sự thay đổi độ pH trên diện rộng.
- Bổ sung canxi và magiê, những chất quan trọng trong sinh lý động vật.
Có bao nhiêu loại vôi
Có hai loại vôi cơ bản: vôi nung (CaO) và vôi ngậm nước Ca(OH)2. Vôi nung được tạo ra bằng cách nung đá vôi ở nhiệt độ cao trong lò để đẩy khí cacbonic ra khỏi đá vôi và tạo ra một oxit. Đá vôi là canxi cacbonat (CaCO3) hoặc hỗn hợp của canxi cacbonat và magie cacbonat (MgCO3), vì vậy vôi sống là canxi oxit (CaO) hoặc hỗn hợp của canxi oxit và magie oxit (MgO). Vôi nung còn được gọi là vôi sống. Vôi nung phản ứng với nước sẽ tạo thành vôi ngậm nước là canxi hydroxit [Ca(OH)2] hoặc hỗn hợp canxi hydroxit và magie hydroxit [Mg(OH)2]. Vôi ngậm nước còn được gọi là vôi tôi hoặc vôi xây dựng. Cả vôi nung và vôi ngậm nước đều được sử dụng trong nuôi trồng thủy sản. Chất lượng của vôi được đánh giá chủ yếu bằng hai chỉ tiêu - giá trị trung hòa và kích thước hạt.
Vôi sống tác dụng với nước
Khi bạn pha vôi sống với nước sẽ tỏa ra nhiệt lượng đáng kể, vôi sẽ phản ứng nhanh hơn khi bạn pha ở nhiệt độ thấp hơn. Mọi người thường nói rằng khi pha vôi vào trong nước sẽ làm tăng nhiệt độ của ao nuôi. Về mặt kỹ thuật, điều này hoàn toàn đúng, mỗi kg CaO phản ứng với nước sẽ giải phóng 272,6 kilocalories nhiệt. Một kilocalorie sẽ làm tăng nhiệt độ của 1 lít nước thêm 1 độ C. Tỷ lệ bón vôi nung trong nước theo quy chuẩn là 50 kg/ha hoặc ít hơn. Giả sử rằng 50 kg vôi sống được thêm vào một cái ao tôm rộng 5.000 m2 (7.500.000 L). Nếu vôi phản ứng hoàn toàn với nước sẽ tỏa ra 13,630 kilocalo. Nhiệt độ của nước ao sẽ tăng 0,0018 độ C - một lượng không đáng kể.
Đối với vôi tôi sẽ không tỏa nhiệt đáng kể khi nó hòa tan trong nước. Mỗi kg CaO tương đương với 1,32 kg Ca(OH)2. Độ hòa tan của Ca(OH)2 là khoảng 0,12 g/100 mL (1.200 mg/L) ở 30 độ C.
Vôi làm tăng độ pH
Canxi hydroxit phân ly thành các ion: Ca (OH) 2 ⇌ Ca2 + + 2OH– . Ion hydroxit (OH–) làm tăng độ pH. Ví dụ một ao có thể tích 7.500.000 L trong đó 50 kg vôi sống (tương đương 66 kg vôi tôi) được thêm vào - giả sử phản ứng hoàn toàn với nước sẽ có độ pH khoảng 11,6. Xử lý ở mức thấp nhất là 10 kg vôi sống (13,2 kg vôi tôi) sẽ làm tăng độ pH của ao lên khoảng 10,9. Chính vì độ pH cao do phản ứng của vôi trong nước là lý do mà vật liệu này thường được khuyên dùng làm chất khử trùng đáy ao hoặc nước cùng với chlorine.
Do đó vôi thường được bón với liều lượng nhỏ và cách nhau cho các ao nuôi tôm nhằm điều chỉnh độ phong phú của thực vật phù du và độ pH. Vôi làm tăng độ pH và nồng độ canxi, thuận lợi cho việc loại bỏ photphat khỏi nước. Tăng độ pH cũng loại bỏ CO2 khỏi nước.
Cách sử dụng vôi trong nuôi tôm cá
∗ Sẽ có nguy cơ làm chết tôm hoặc cá khi bón quá nhiều vôi trong suốt thời gian nuôi. Một số vôi lắng xuống đáy mà không hòa tan hoặc phản ứng. Phản ứng ban đầu của vôi trong nước có thể gây tăng độ pH rất cao. Vì vậy, chỉ nên áp dụng cho các ao nuôi tôm hoặc cá với mức khoảng 50 kg/ha Ca(OH)2 (tương đương 38 kg/ha CaO). Bón 2.000-3.000 kg/ha vôi vào đáy ao trống có thể làm tăng độ pH của đất lên 12-13. Đây là lý do tại sao việc xử lý vôi đáy ao giữa các vụ thường được sử dụng để tiêu diệt các sinh vật không mong muốn bao gồm cả vật trung gian truyền bệnh. Tất nhiên, độ pH cao của đất do bón vôi sẽ giảm xuống rất nhanh do vôi phản ứng với carbon dioxide. Độ pH từ việc bổ sung vôi vào nước không vượt quá 9.
∗ Vôi được sử dụng trong nuôi trồng thủy sản chủ yếu để trung hòa độ chua trong đất ở đáy ao và tăng tổng độ kiềm của nước. Độ chua của đất thường là do các ion nhôm. Các ion nhôm cùng với các ion mang điện tích dương khác, bị thu hút bởi các điện tích âm trên các hạt đất sét và chất hữu cơ trong đất. Các ion nhôm xâm nhập vào nước xung quanh các hạt đất và thủy phân tạo ra ion hydro (H +) và hydroxit nhôm không hòa tan ([Al (OH) 3], kết tủa. Các ion hydro làm cho độ pH của đất giảm xuống.
* Mỗi mg/lít Ca(OH)2 hòa tan trong nước sẽ làm tăng độ kiềm lên 1,35 mg/lít. Nếu pH nước ao tăng cao hơn pH bão hòa canxi cacbonat, canxi cacbonat sẽ kết tủa khỏi nước. Điều này làm hạn chế khả năng hòa tan của vôi nung và vôi ngậm nước và cả đá vôi nông nghiệp.
* Vôi là một chất nguy hiểm đối với người lao động vì tính ăn da của nó. Khi làm việc với vôi, người nông dân nên mặc quần áo che toàn bộ tay và chân, găng tay, kính bảo hộ và khẩu trang chống bụi. Tuyệt đối tránh dung dịch vôi sống văng vào mắt.
Sự khác biệt giữa độ kiềm và độ cứng của nước
Tổng độ kiềm cho biết toàn bộ lượng bazơ chuẩn có trong nước, chủ yếu là bicacbonat, cacbonat và hydroxit. Các thành phần quan trọng nhất của độ kiềm là bicacbonat và cacbonat.
Độ cứng là nồng độ tổng thể của các muối hóa trị 2 (canxi, magiê, sắt, v.v.) nhưng không xác định được nguyên tố nào trong số các nguyên tố này là nguồn gốc của độ cứng. Canxi và magie là những chất phổ biến nhất gây tăng độ cứng của nước. Bón vôi làm tăng cả độ kiềm và độ cứng.
Để xác định xem ao nuôi có cần bón vôi hay không, trước tiên bạn hãy kiểm tra tổng độ kiềm. Lấy mẫu nước bên dưới bề mặt, đảm bảo rằng mẫu không chứa bùn đáy. Nếu tổng độ kiềm của nước nhỏ hơn 20 mg / L, ao có thể được bón vôi. Lượng vôi cần thiết phụ thuộc vào đặc tính hóa học của bùn đáy. Lấy mẫu đáy ao và đem đi phân tích để xác định độ pH của đất và lượng vôi cần bón.
Chọn loại vôi
Tạt trực tiếp vôi sống (CaO) hoặc vôi tôi [Ca (OH)2] sẽ khiến độ pH tăng nhanh đến mức có thể gây hại cho đời sống thủy sinh. Dùng vôi lỏng (hòa tan trong nước) sẽ phản ứng nhanh với axit trong đất - nước và tạo ra kết quả nhanh chóng. Tuy nhiên, vì hỗn hợp này chứa nước nên sẽ mất thời gian pha gấp đôi so với vôi thường để đạt được kết quả tương tự.
Vôi nghiền mịn được cấu tạo từ các hạt có kích thước khác nhau. Các hạt nhỏ phản ứng nhanh hơn, hòa tan nhanh hơn và hoàn toàn hơn các hạt lớn. Do đó, hiệu suất trung hòa của vôi nông nghiệp phụ thuộc vào độ mịn của hỗn hợp.
Thời gian bón vôi
Để đạt hiệu quả, nên tạt vôi đều khắp đáy ao. Thời điểm tốt nhất và dễ nhất để bổ sung vôi cho ao hồ là trước khi nó được lấp đầy nước. Có thể điều khiển xe chở vôi hoặc máy kéo đi quanh ao khô để rải đều vôi lên toàn bộ đáy. Không nhất thiết phải bỏ vôi vào đất, nhưng nếu có thể hãy làm vì điều này sẽ đẩy nhanh hoạt động trung hòa của nó. Nếu ao có sẵn nước, cần bón vôi đều khắp mặt ao. Vôi được chất lên thuyền hoặc sà lan, sau đó được tạt xuống ao.
Người nuôi tôm cá thường bỏ qua tầm quan trọng của độ cứng và độ kiềm. Môi trường ao nuôi và động vật thủy sinh được hưởng lợi từ nước có độ kiềm và độ cứng phù hơp. Nồng độ tối thiểu cho cả hai là 20 mg / L. Quản lý hai thành phần này của nước ao nuôi sẽ ổn định hoặc đệm sự dao động pH, cải thiện sự sẵn có của phốt pho cho thực vật phù du, tăng thức ăn tự nhiên trong ao và cung cấp canxi cho quá trình thẩm thấu, cứng trứng và các nhu cầu trao đổi chất khác. Nước nên được kiểm tra định kỳ để có thể quản lý độ cứng và độ kiềm phù hợp. Bón vôi khi cần thiết để cải thiện chất lượng nước và năng suất chung của ao. Cuối cùng nếu bạn cần các hóa chất xử lý nước như chlorine aquafit, tcca 90 hay các sản phẩm nào khác hãy liên hệ Aquavet để được tư vấn và báo giá. Hân hạnh được hợp tác!
Nhận xét
Đăng nhận xét